Trục khuỷu, thanh truyền
Trục khuỷu một trong những bộ phận
đắt tiền nhất trong động cơ và đây cũng là bộ phận quan trọng nhất trong động
cơ. Trong động cơ trục khuỷu nhận lực khí thể của piston qua thanh truyền rồi
nhận quán tính của bánh đà để truyên lực tới piston làm nhiêm vụ cho các kỳ
sau; đầu và đuôi trục khuỷu để lắp bánh đà và phụ tải khác chinh vì vậy mà trục
khuỷu làm việc trong điều kiện nặng nhọc phải chịu một lực moomen xoắn lớn, chịu lực va chạm lớn và đột ngột của lực khí
thể biến đổi tuần hoàn vì vậy mà trục khuỷu được chế tạo với độ cứng vững lớn
nhưng khối lượng cần phải nhỏ nhẹ để giảm lực quán tính cũng như thể tích chiều
cao của cacte hộp chứa trục khuỷu.
Trục khuỷu gồm:
đuôi trục khuỷu, đầu trục khuỷu, khuỷu trục (má khuỷu, chốt khủyu, cổ khuyủ, đối trọng). Trên chốt khuỷu
có khoan lỗ dầu bôi trơn; trên đôi trọng có khoan lỗ để cân bằng trục.
-
Đầu
trục khuỷu và đuôi trục khuỷu được chế tạo hình côn có xẻ rãnh để lắp bánh đà
và puli hoặc bánh răng để dẫn động các phụ tải.
-
Má khuỷu
được chế tạo hình chữ nhật vát hai đầu, elip nhưng phổ biến hiện nay là hình ovan. Má khuỷu
gần như ít được gia công thường để dạng phôi như ban đầu.
-
Chốt
khuyủ được gia công tỷ mỉ cẩn thận. Bề mặt chốt được mãi nhẵn trơn bóng ram thấm
cascbon và các phụ gia để tăng độ cứng; bên trong dẻo để tăng sức chịu mỏi. Chôt
được làm rỗng để giảm khối lượng, lỗ này để chứa dầu bôi trơn cũng đóng vai trò
như một bầu lọc li tâm do tốc độ đầu trục khuỷu lớn, lỗ cung cấp dầu bôi trơn
cho chôt khuỷu được khoan chính giữa bạc đầu to thanh truyền. Trên chôt thường
có 1 đến 2 lỗ có thể nhiều hơn tùy thuộc số lượng đầu to thanh truyền bắt vào
chốt. Chính vì vậy mà khi tháo bảo dưỡng cần phải vệ sinh tránh tắc lỗ (sử dụng dụng cụ để nạo
sạch lớp cặn có trong lỗ).
-
Đối
trọng có thể tháo rời bằng bulong hoặc
đúc liền với má khuỷu. Đối trọng có hai nhiệm vụ chính là:
-- triệt tiêu lực quán tính do khuỷu trục, thanh truyền và piston gây ra.
--giảm lực xoắn cổ trục giữa ở các động cơ có số xy lanh là 2 4 6. Mặc dù lực gây ra ở các chốt khuỷu sinh ra là như nhau nhưng ở cổ trục giữa thì phải chịu momen xoắn lớn nhất.
-- triệt tiêu lực quán tính do khuỷu trục, thanh truyền và piston gây ra.
--giảm lực xoắn cổ trục giữa ở các động cơ có số xy lanh là 2 4 6. Mặc dù lực gây ra ở các chốt khuỷu sinh ra là như nhau nhưng ở cổ trục giữa thì phải chịu momen xoắn lớn nhất.
Thanh truyền là bộ phận trung gian kết nối giữa piston và trục
khuỷu. thanh truyền có nhiệm vụ truyền lực từ piston chọ trục khuỷu
trong kỳ nổ và truyền lại lực cho piston trong các kỳ tiếp theo. Thanh truyền gồm
đầu to, đầu nhỏ và thân.
-
Đầu to thanh truyền thường chia thành làm hai nửa để lắp vào trục khuỷu. Ở một số động cơ cỡ nhỏ ở dộng cơ hai kỳ thì thường làm thanh một khối vì vậy muốn lắp vào trục khuỷu thì má khuỷu phải tách làm hai. Đầu to có thể tách chéo để khi lắp có thể luồn qua được lòng xy lanh đồng thời với thiết kế này thi thanh truyền có thể chịu lực cắt tốt hơn. Thường góc nghiêng là 30 hoặc 45 chủ yếu là 45. Đầu to được lót bạc lót bằng bạc để lắp với trục khuỷu. Phía dưới đầu to thanh truyền có một lỗ thông dầu lỗ này để phun dầu bôi trơn lên xy lanh khi piston gần đi lên điểm chết trên nhằm giảm ma sát do lực ngang sinh ra.
có nhiều loại thanh truyền phù hớp với từng dạng động cơ
Nhận xét
Đăng nhận xét